Luật Sư Lâm Đồng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Lâm Đồng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Lâm Đồng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?

Do Thư by Do Thư
03/02/2023
in Tư vấn
0
Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?

Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?

75
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

Sơ đồ bài viết

  1. Pháo nổ là gì?
  2. Sử dụng pháo hoa được quy định thế nào?
  3. Hành vi sử dụng pháo trái phép bị xử phạt như thế nào?
  4. Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?
  5. Câu hỏi thường gặp

Chỉ còn ít ngày nữa là sẽ đến tết nguyên đán Quý Mão 2023, các hành vi sử dụng pháo trái phép lại có dấu hiệu đang gia tăng. Việc mua bán, tàng trữ trái phép pháo hoa, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật. Các hành vi nêu trên nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng hơn nữa thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không chỉ người bán vi phạm pháp luật mà người mua sử dụng pháo cũng vậy. Vì vậy, mọi người dân cần nhận thức đầy đủ, không tham gia mua bán, sử dụng các loại pháo nổ dưới mọi hình thức. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?” của Luật sư Lâm Đồng để biết thêm thông tin.

Pháo nổ là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về khái niệm pháo, pháo nổ như sau:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Sử dụng pháo hoa được quy định thế nào?

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 11/01/2021) về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?
Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?

Hành vi sử dụng pháo trái phép bị xử phạt như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27-11-2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo (sau đây viết tắt là Nghị định số 137/2020/NĐ-CP) đã ghi rõ: “1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.”

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa theo Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.

Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, không được phép sử dụng pháo nổ.

Khi người dân sử dụng pháo trái phép, sẽ bị xử phạt như sau:

* Mức xử phạt hành chính: Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

Nghị định này cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung như sau:

* Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;”

Khi sử dụng pháo mà không được phép thì người dân sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu pháo sử dụng trái phép.

Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?

Căn cứ quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vì vậy, theo quy định nêu trên, người sử dụng trái phép các loại pháo nổ có thể bị phạt tù từ 1-5 năm, cao nhất có thể là 15-20 năm tù hoặc tù chung thân.

Mời bạn xem thêm:

  • Tội buôn bán thuốc lá lậu có truy cứu trách nhiệm hình sự không?
  • Cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt như thế nào?
  • Phí chuyển đổi loại hình công ty tại Lâm Đồng theo quy định
  • Kinh nghiệm đi xin việc chi tiết nhất

Khuyến nghị:

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư Lâm Đồng với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. 

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Sử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Lâm Đồng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Người dân được phép sử dụng pháo hoa không?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.(Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Những trường hợp nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ?

Theo Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 11/01/2021) về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ:
Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo được quy định như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
3. Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
4. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
5. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
6. Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: Hành vi sử dụng pháo trái phép bị xử phạt như thế nào?Sử dụng pháo nổ trái phépSử dụng pháo nổ trái phép bị xử lý hình sự không?
Share30Tweet19
Do Thư

Do Thư

Đề xuất cho bạn

Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

by Do Thư
28/11/2023
0
Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

Ngày nay, việc săn đất xen kẹt trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân bởi giá...

Read more

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

by Do Thư
28/11/2023
0
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nếu người lao động tuân thủ theo đúng quy định của luật, họ có thể được hưởng chế độ bảo...

Read more

Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

by Do Thư
24/11/2023
0
Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

Người chơi tham gia cá độ không chỉ là những người yêu thích thể thao, mà còn là những người muốn thử thách bản thân qua việc dự...

Read more

Khi nào phải làm hợp đồng mua bán?

by Do Thư
24/11/2023
0
Khi nào phải làm hợp đồng mua bán?

Hợp đồng mua bán là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, một bên là người bán và bên còn lại là người mua, về việc chuyển...

Read more

15 tuổi cố ý gây thương tích có bị xử lý hình sự hay không?

by Do Thư
20/11/2023
0
15 tuổi cố ý gây thương tích có bị xử lý hình sự hay không?

"Cố ý gây thương tích" là một khái niệm trong lĩnh vực pháp luật, chỉ đến hành vi của một người khi họ có ý định, ý chí...

Read more
Next Post
Những loại pháo không bị cấm dùng ngày Tết năm 2023

Những loại pháo không bị cấm dùng ngày Tết năm 2023

Please login to join discussion

Mới nhất

Dịch vụ ủy quyền sử dụng logo tại Lâm Đồng năm 2022

Dịch vụ ủy quyền sử dụng logo tại Lâm Đồng năm 2022

12/01/2023
Có được trích lục khai sinh bản gốc hay không?

Có được trích lục khai sinh bản gốc hay không?

06/06/2023
Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

06/12/2022

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.