Luật Sư Lâm Đồng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Lâm Đồng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Lâm Đồng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

Vân Anh by Vân Anh
15/11/2022
in Tư vấn
0
Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Tội cướp giật tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
  3. Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?
  4. Phương án giảm nhẹ hình phạt đối với tội cướp giật
  5. Cách giải quyết khi bị vu oan tội cướp giật
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Trộm cắp tài sản là hành vi đe dọa xã hội do gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Hơn mức trộm cắp là hành vi cướt giật và lập cả tổ chức cướp giật. Điều này là rất nguy hiểm có thể làm thiệt hại đến tài sản con người thậm chí là tính mạng con người.Vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định rất chi tiết về hình phạt tù đối với loại tội phạm này. Trong bài viết này, Luật sư Lâm Đồng sẽ giải đáp tội cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Tội cướp giật tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo điều 171, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, đối với tội cướp giật tài sản thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?
Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

Tại khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Người có hành vi cướp giật tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy Cướp giật có tổ chức phạt tù khoảng 03-10 năm

Phương án giảm nhẹ hình phạt đối với tội cướp giật

Tòa án có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn hình phạt mà người phạm tội đã bị viện kiểm sát truy tố theo quy định tại Điều 54 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 dưới đây:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án

Nếu có một trong hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội có thể được giảm hình phạt tù xuống dưới mức hình phạt thấp nhất của khung nhưng phải trong khung hình phạt liền kề. Ví dụ : Người phạm tội bị phạt 5 năm tù giam thuộc Khoản 2 Điều 171 BLHS nhưng nếu có hai tình tiết giảm nhẹ có thể được giảm xuống khoản 1 Điều 171 với mức hình phạt từ 1 đến 5 năm tù. Lúc này Tòa án có thể quyết định cho người phạm tội hình phạt dưới 5 năm tù giam.

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Cách giải quyết khi bị vu oan tội cướp giật

Để có thể xác định một người có phạm tội cướp tài sản hay không, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét hành vi của họ có đáp ứng các điều kiện trong cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hay không. Cụ thể, khoản 1 Điều 168 BLHS quy định về cấu thành tội phạm cướp tài sản như sau:

Một là, dùng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;

Hai là, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Mời bạn xem thêm:

  • Phí sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp tại Lâm Đồng phải nộp?
  • Thủ tục đăng ký tạm trú online tại Lâm Đồng
  • Thủ tục đăng ký tạm trú online tại Lâm Đồng

Thông tin liên hệ

Vấn đề Cướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Lâm Đồng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cướp giật tài sản ở tiệm vàng sẽ bị khép vào tội gì?

Với các tình tiết như vào tiệm vàng vờ mua rồi cướp giật dây chuyền; nhẫn, mang đi bán lấy tiền tiêu xài; ta có thể hiểu đây là một hành vi cướp giật tài sản.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Cùng với đó theo quy định tại điều 171, Bộ luật hình sự 2015; hành vi cướp giật tài sản sẽ bị khép vào tội cướp giật tài sản và sẽ chịu các chế tài xử lý theo quy định pháp luật.

Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản?

ó hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người pham tội không cân che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất người và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.
Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không được sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp); cũng không đe dọa sử dụng cũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như tội cướp tài sản mà chỉ chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự thờ ở của người bị hại; hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài dản của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất nhắn; thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hạn không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản từ tay người bị hại; người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân phối lớn để cướp giật…).

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cách giải quyết khi bị vu oan tội cướp giậtCướp giật có tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?Tội cướp giật tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
Share30Tweet19
Vân Anh

Vân Anh

Đề xuất cho bạn

Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

by Do Thư
28/11/2023
0
Theo quy định đất xen kẹt có được xây nhà không?

Ngày nay, việc săn đất xen kẹt trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân bởi giá...

Read more

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

by Do Thư
28/11/2023
0
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 gồm những gì?

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nếu người lao động tuân thủ theo đúng quy định của luật, họ có thể được hưởng chế độ bảo...

Read more

Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

by Do Thư
24/11/2023
0
Tội cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?

Người chơi tham gia cá độ không chỉ là những người yêu thích thể thao, mà còn là những người muốn thử thách bản thân qua việc dự...

Read more

Khi nào phải làm hợp đồng mua bán?

by Do Thư
24/11/2023
0
Khi nào phải làm hợp đồng mua bán?

Hợp đồng mua bán là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, một bên là người bán và bên còn lại là người mua, về việc chuyển...

Read more

15 tuổi cố ý gây thương tích có bị xử lý hình sự hay không?

by Do Thư
20/11/2023
0
15 tuổi cố ý gây thương tích có bị xử lý hình sự hay không?

"Cố ý gây thương tích" là một khái niệm trong lĩnh vực pháp luật, chỉ đến hành vi của một người khi họ có ý định, ý chí...

Read more
Next Post
Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa tại Lâm Đồng

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa tại Lâm Đồng

Please login to join discussion

Mới nhất

Kết hôn với người nước ngoài

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần những giấy tờ gì?

09/12/2022
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không năm 2022?

31/10/2022
Quy định pháp luật về bản đồ địa chính thửa đất

Quy định pháp luật về bản đồ địa chính thửa đất

19/06/2023

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.